Mỗi ngày có hàng trăm Spa, Thẩm mỹ viện mở ra trên khắp mọi miền tổ quốc. Kinh doanh Spa trở thành trào lưu thu hút một lượng lớn nhà đầu tư. Nhưng, để thành công ở lĩnh vực này, người khởi sự phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, tôi xin chia sẻ một số bí quyết khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện các Startup cần biết trước khi đi vào thực chiến.
Làm giàu với ngành Spa – Thẩm mỹ viện, tại sao không?
Là người làm kinh doanh, liệu bạn đã từng nghe đến tháp nhu cầu của Maslow. Theo từng bậc thang, đòi hỏi của con người sẽ ngày một cao nhằm vươn tới đỉnh tháp. Hay, ở một khía cạnh khác nó còn được xem như đỉnh thành công của 1 con người.

Nhìn vào thực tế, có lẽ bạn cũng phải công nhận tính chính xác của tháp Maslow. Khi các nhu cầu về sinh lý, an toàn đã được thỏa mãn, hãy suy nghĩ xem con người ta mong muốn tiếp tục được thỏa mãn cái gì? Đó là nhu cầu được tôn trọng và cái đẹp là thành tố quan trọng thỏa mãn nhu cầu này.
Đây cũng là lý do tại sao, số lượng người tìm đến các dịch vụ spa, thẩm mỹ viện ngày một tăng. Đặc biệt, không chỉ nữ giới mà giờ đây nam giới cũng ra vào Spa – Thẩm mỹ viện rất nhiều. Vậy, tại sao không nắm bắt cơ hội để làm giàu? Nếu bạn có sở thích kinh doanh ngành nghề đang hot như tôm tươi này thì hãy tiếp tục theo dõi các chia sẻ dưới đây.
Xem thêm: Phân tích báo cáo thị trường ngành Spa 2021
Khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện bạn cần quan tâm những gì?
Sau hơn 10 năm bươn chải trong ngành Beauty, tôi cũng đã nắm trong tay một số hệ thống Spa – Thẩm mỹ viện. Phải nói rằng, giai đoạn đầu của khởi nghiệp là rất khó khăn nhưng nó cũng đem lại nhiều bài học quý giá. Với ngành này, để con đường đạt đến thành công nhanh hơn, ít chịu nhiều đau thương thì các khởi sự cần lưu ý một số vấn đề sau.

Am hiểu về lĩnh vực Spa
Để khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện, bạn phải có kiến thức về ngành này. Đừng hành động theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”, nó có thể khiến bạn phá sản trong tức tưởi. Thậm chí ngay cả những người mà tôi thường nói ở dạng “khởi nghiệp con nhà giàu”, họ có thể thuê người về quản lý cho mình thì cũng không bao giờ bỏ qua bước tìm hiểu về ngành nghề, lĩnh vực.
Với những người có vốn kinh doanh ít, khi khởi nghiệp sẽ phải tự thân làm rất nhiều thứ. Để tiết kiệm nguồn vốn, bạn phải “ôm” vào mình các công việc từ thực hiện kỹ thuật spa, tiếp thị, quản lý tài chính… Do đó, hãy nhớ trước khi khởi nghiệp bạn cần hiểu rõ về lĩnh vực của mình.
Mặt bằng kinh doanh
Với một doanh nghiệp kinh doanh truyền thống, vị trí quyết định rất lớn đến khả năng thành công. Mặt bằng phù hợp được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố từ khả năng chi trả đến tệp khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn đừng quên khảo sát thị trường và đối thủ trên cùng khu vực địa lý.
Ngân sách là yếu tố quan trọng nhưng đừng vì tiết kiệm ngân sách mà chọn vị trí sai lầm. Tôi đã từng mở Spa của mình tại các vùng ven nhằm tiết kiệm chi phí tuy nhiên hiệu quả kinh doanh mang lại không cao. Lý do bởi khách hàng tại đây chưa mặn mà với dịch vụ của tôi. Tất nhiên, tôi cũng không khuyến khích các bạn dồn hết tiền của mình vào mặt bằng kinh doanh.
Chi phí xây dựng ban đầu khi khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện
Ngoài mặt bằng, vốn khởi sự kinh doanh còn phải chia cùng nhiều khoản khác như nội thất, trang thiết bị, máy móc, vốn đầu tư mua mỹ phẩm… Tùy theo quy mô, loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn các thiết bị cho mình.

Nhiều nhà khởi sự từng hỏi tôi, có nên mua lại máy móc spa cũ hay không? Trên thực tế, mua máy móc cũ sẽ giúp Spa tiết kiệm được một lượng lớn vốn đầu tư. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu bạn hiểu về máy móc hoặc có chuyên gia trong giới mua hộ.
Kế hoạch Marketing, tiếp thị
Thời đại bây giờ, kinh doanh theo lối “thuận theo tự nhiên” không khác gì đâm đầu vào ngõ cụt. Dưới sự cạnh tranh nảy lửa của thị trường, chuyện khách hàng tự tìm đến bạn là rất khó. Vì vậy, ngày nay Marketing chính là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào.
Có nhiều kênh Marketing khác nhau cho Spa từ Online đến Offline. Tuy nhiên, với người khởi sự thì cần phải có 1 lộ trình khai thác cụ thể nhằm đảm bảo tính chi phí. Nên lựa chọn kênh phù hợp, hiệu nhất khai thác trước sau đó mới mở rộng dần. Đừng tham lam dẫn đến lãng phí và chết yểu vì hết tiền.
Xây dựng kịch bản chốt Sale rõ ràng
Trong kinh doanh, bên cạnh Marketing thì tư vấn – chốt sale cũng là điều vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn tạo là nguồn thu cho Spa. Để làm được điều đó, Spa cần thiết lập quy trình tư vấn – chốt sale bài bản. Đồng thời, đừng bao giờ quên áp dụng chiến thuật “giá phễu” trong giai đoạn này.

Nhiều doanh nhân lão làng từng nói, thành công trong sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thành công. Vì vậy, tất cả những gì liên quan đều cần được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm tiến hành kịch bản một cách thành thục.
Xem thêm: Chia sẻ chi tiết về cách khởi nghiệp thành công
Một số bài toán thường gặp với người khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện
Với nhiều năm lặn lội trong ngành, tôi cũng nhận được khá nhiều các câu hỏi về khởi nghiệp Spa. Trong bài viết dưới đây, tôi chia sẻ một số cách kinh nghiệm của mình về những điều mà nhiều startup trăn trở.
Spa nhỏ gặp Spa lớn thì phải làm sao?
Khách hàng dễ bị thu hút, tin tưởng bởi những điều hào nhoáng bên ngoài. Điều này khiến nhiều Startup lo lắng khi mới bắt tay vào nghề đã phải đụng độ các ông lớn. Tuy nhiên, chính sự ngần ngại này sẽ giết chết ý định khởi nghiệp trong bạn.
Vốn ít không sao, bạn vẫn có thể đi lên từ từ bởi kinh doanh thực chất là tích lũy dần mà có. Bước đầu là lớn hay nhỏ không quan trọng bằng việc đi bước nào chắc bước đó. Hãy lên một kế hoạch cụ thể và đừng quên quản trị rủi ro để lường trước mọi sóng gió trên con đường lập nghiệp.
Khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện phải có nhiều vốn
Công bằng mà nói, vốn để khởi nghiệp Spa không phải nhỏ, nhất là khi bạn lựa chọn kinh doanh tại các vị trí cạnh tranh cao. Vì vậy, trước tiên bạn cần xem xét ngân sách của bản thân và tính đến các phương pháp huy động vốn. Hãy liệt kê các hạng mục cần chi tiêu theo thứ tự quan trọng để ưu tiên mua sắm.

Nguồn vốn lớn sẽ đem đến nhiều thuận lợi tuy nhiên điều quan trọng hơn trong khởi nghiệp là khả năng xoay vòng vốn của bạn. Nếu nguồn vốn hạn hẹp, cần tính toán thật kỹ lưỡng và bắt đầu với những bước nhỏ.
Định giá dịch vụ ra sao
Trong phần trên, tôi đã nhắc đến cụm từ mà người làm kinh doanh nào cũng nên biết chính là “Giá phễu”. Sản phẩm đầu phễu sẽ được thiết kế với giá thấp. Các sản phẩm chủ lực, sản phẩm cuối phễu được định giá cao dần lên. Điều này giúp dễ dàng thu hút được một lượng lớn khách hàng về cho Spa. Tất nhiên, điều quan trọng vẫn nằm ở khả năng chốt Sale của bạn.
Hiện nay, trong ngành Beauty gần như bất cứ một đơn vị kinh doanh nào cũng sử dụng “Giá phễu”. Ngoài ra cũng còn số một số hình thức định giá khác được áp dụng như định giá theo combo, định giá theo sản phẩm sử dụng trong liệu trình, định giá theo tay nghề, định giá theo theo định vị thương hiệu…
Hy vọng với những kinh nghiệm khởi nghiệp ngành Spa, Thẩm mỹ viện của tôi ít nhiều sẽ truyền được động lực cho bạn trên con đường nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc hay trăn trở gì có thể liên hệ với tôi qua Fanpage: Marketing Tăng Trưởng Spa TMV Nha Khoa – Luong Nguyen.